Trước đây khi công dân nước ngoài muốn xin visa nhập cảnh vào Việt Nam sẽ cần phải tốn rất nhiều thời gian và công sức cho việc đi lại cũng như chờ kết quả. Tuy nhiên từ sau sự ra đời của E visa Việt Nam, mọi thứ đã trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Vậy E visa Việt Nam là gì? Cách đăng ký xin cấp Visa điện tử Việt Nam ra sao? Hãy cùng Visa Viet tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.
E visa Việt Nam – Visa điện tử Việt Nam là gì?
E visa Việt Nam là loại thị thực được cấp trực tuyến bởi Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam bắt đầu từ tháng 2 năm 2017. Người nước ngoài sở hữu thị thực điện tử này có thể ở lại Việt Nam tối đa chỉ 30 ngày tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên với mục đích du lịch.
Đối tượng nào có thể xin E visa Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam cho phép cấp Visa điện tử đối với công dân của 80 quốc gia mà không phân biệt mục đích như thăm thân, kết hôn, du lịch, đầu tư thương mại, kết hôn,… Tuy nhiên công dân nước ngoài phải không thuộc các trường hợp bị cấm nhập cảnh theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của công dân nước ngoài ở Việt Nam tại Điều 21. Thời gian tối đa để công dân nước ngoài đủ điều kiện có thể lưu trú tại Việt Nam khi được cấp thị thực điện tử này sẽ không quá 30 ngày.
Danh sách cụ thể những công dân nước ngoài có thể xin E visa Việt Nam
50 quốc gia đầu tiên trong danh sách 80 nước có thể được cấp E visa Việt Nam
STT | TÊN | TÊN GỌI BẰNG TIẾNG ANH |
1. | Ác-mê-ni-a | Armenia |
2. | Ác-hen-ti-na | Argentina |
3. | A-déc-bai-gian | Azerbaijan |
4. | Ai-xơ-len | Iceland |
5. | Ai-rơ-len | Ireland |
6. | Ba Lan | Poland |
7. | Áo | Austria |
8. | Bồ Đào Nha | Portugal |
9. | Bỉ | Belgium |
10. | Bê-la-rút | Belarus |
11. | Bru-nây | Brunei Darussalam |
12. | Bra-xin | Brazil |
13. | Bô-xni-a Héc-dê-gô-vi-na | Bosnia and Herzegovina |
14. | Bun-ga-ri | Bulgaria |
15. | Ca-na-đa | Canada |
16. | Ca-dắc-xtan | Kazakhstan |
17. | UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất tọa lạc ở Tây Á) | United Arab Emirates |
18. | Ca-ta | Qatar |
19. | Cô-lum-bi-a | Colombia |
20. | Chi-lê | Chile |
21. | CH Liên bang Đức | Germany |
22. | Cộng hòa Ấn Độ | India |
23. | Công quốc Lít-ten-xơ-tên | Liechtenstein |
24. | Công quốc An-đơ-ra | Andorra |
25. | Cộng hòa Séc | Czech Republic |
26. | Cu-ba | Cuba |
27. | Crô-a-ti-a | Croatia |
28. | Công quốc Mô-na-cô | Monaco |
29. | Đan Mạch | Denmark |
30. | E-xtô-ni-a | Estonia |
31. | Đông Ti-mo | Timor Leste |
32. | Đảo Síp | Cyprus |
33. | Gru-di-a | Georgia |
34. | Hung-ga-ri | Hungary |
35. | Hoa Kỳ | United States of America |
36. | Hàn Quốc | Korea |
37. | Hy Lạp | Greece |
38. | Liên bang Nga | Russia |
39. | Lát-vi-a | Latvia |
40. | I-ta-li-a | Italy |
41. | Luých-xem-bua | Luxembourg |
42. | Lit-hua-ni-a | Lithuania |
43. | Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (Ireland) | United Kingdom of Great Britain & Northern Ireland |
44. | Mai-crô-nê-xi-a | Micronesia |
45 | Mê-xi-cô | Mexico |
46 | Ma-xê-đô-ni-a | Macedonia |
47. | Man-ta | Malta |
48. | Mông Cổ | Mongolia |
49. | Môn-đô-va | Moldova |
50. | Na-u-ru | Nauru |
30 quốc gia còn lại
51. | Môn-tê-nê-grô | Montenegro |
52. | Mi-an-ma | Myanmar |
53. | Ô-xtơ-rây-lia | Australia |
54 | Niu Di-lân | New Zealand |
55. | Nhật Bản | Japan |
56. | Pa-lau | Palau |
57. | Pê-ru | Peru |
58. | Pa-pua Niu Ghi-nê | Papua New Guinea |
59. | Pa-na-ma | Panama |
60. | Phần Lan | Finland |
61. | Phi-líp-pin | Philippines |
62. | Phi-gi | Fiji |
63. | Pháp | France |
64. | Quần đảo Mác-san | Marshall Islands |
65. | Sa-moa | Western Samoa |
66. | Ru-ma-ni | Romania |
67. | Quần đảo Xa-lô-mông | Salomon Islands |
68. | Tây Ban Nha | Spain |
69. | Séc-bi | Serbia |
70. | San Ma-ri-nô | San Marino |
71. | Thụy Điển | Sweden |
72. | U-ru-goay | Uruguay |
73. | Trung Quốc. Bao gồm công dân có hộ chiếu Ma Cao, Hồng Kong. Lưu ý không áp dụng đối với những với công dân mang hộ chiếu phổ thông điện tử Trung Quốc | China Including Macau SAR and Hong Kong SAR passport holders . Note: Not apply to Chinese e- passport holders |
74. | Thụy Sĩ | Switzerland |
75. | Va-nu-a-tu | Vanuatu |
76. | Vương quốc Na-uy | Norway |
77. | Vương quốc Hà Lan | Netherlands |
78. | Vê-nê-du-e-la | Venezuela |
79. | Xlô-ven-ni-a | Slovenia |
80. | Xlô-va-ki-a | Slovakia |
Trường hợp khác
Đối với những công dân nước ngoài không thuộc danh sách các quốc gia kể trên hoặc thuộc danh sách nhưng muốn lưu trú ở Việt Nam nhiều hơn 30 ngày hay có nhu cầu lấy Visa thương mại Việt Nam thì có thể tìm hiểu thêm về Visa cấp tại sân bay Việt Nam. Theo đó, để có được Visa cấp tại sân bay này, du khách nước ngoài sẽ cần phải xin công văn chấp thuận thị thực thông qua hình thức điền mẫu xin Visa trực tuyến trước khi bay tới Việt Nam.
Những cửa khẩu cho phép công dân nước ngoài xuất nhập cảnh Việt Nam thông qua E visa Việt Nam
Các công dân sở hữu visa điện tử Việt Nam sẽ được phép xuất nhập cảnh vào Việt Nam ở những cửa khẩu sau:
Cửa khẩu đường bộ | Sân bay | Cảng biển |
Cửa khẩu Bờ Y | Sân bay Cần Thơ | Cảng Chân Mây |
Cửa khẩu Hữu Nghị | Sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) | Cảng Hòn Gai |
Cửa khẩu Cầu Treo | Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) | Cảng Dương Đông |
Cửa khẩu Cha Lo | Sân bay Đà Nẵng | Cảng Đà Nẵng |
Cửa khẩu Hà Tiên | Sân bay Phú Bài | Cảng Hải Phòng |
Cửa khẩu La Lay | Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) | Cảng TP. Hồ Chí Minh |
Cửa khẩu Lào Cai | Sân bay Nội Bài (Hà Nội) | Cảng Quy Nhơn |
Cửa khẩu Lao Bảo | Sân bay Phú Quốc | Cảng Nha Trang |
Cửa khẩu Mộc Bài | Cảng Vũng Tàu | |
Cửa khẩu Na Mèo | ||
Cửa khẩu Nậm Cắn | ||
Cửa khẩu Móng Cái | ||
Cửa khẩu Sông Tiền | ||
Cửa khẩu Tịnh Biên | ||
Cửa khẩu Xa Mát | ||
Cửa khẩu Tây Trang |
Những quy định về Visa điện tử Việt Nam nên biết
E visa Việt Nam có một số quy định quan trọng sau:
- Hộ chiếu phải còn hiệu lực tối thiểu 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo ít nhất 2 tháng trống.
- 1 ảnh hộ chiếu đáp ứng đúng tiêu chuẩn. Cụ thể, kích thước ảnh là 4 x 6 cm, nền sáng, được chụp trong 6 tháng gần nhất. Ảnh phải lộ rõ ngũ quan, không đeo kính, không cười.
- Thẻ ngân hàng dùng để thanh toán phí E visa trực tuyến. Lưu ý thẻ American Express sẽ không được chấp nhận.
- Ảnh bản mềm và trang thông tin của cá nhân trong hộ chiếu.
Các bước xin E visa Việt Nam
Để xin được Visa điện tử Việt Nam, công dân nước ngoài cần thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Truy cập trực tiếp vào Website https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn. Sau đó chọn mục E visa. Tiếp đến chọn For foreigners.
- Bước 2: Sau khi đọc xong hướng dẫn, tích vào ô xác nhận ở dưới cùng màn hình. Ấn chọn “ Next” để chuyển sang trang mới.
- Bước 3: Tải ảnh và trang thông tin bản thân trong hộ chiếu lên theo hướng dẫn.
- Bước 4: Khai đầy đủ thông tin cá nhân vào tờ khai được cung cấp. Các thông tin bao gồm: Họ tên, tôn giáo, giới tính, số hộ chiếu, ngày hết hạn, thời gian ở dự kiến,….
- Bước 5: Xác minh lại thông tin cá nhân trên biểu mẫu lại một lần nữa. Sau khi mã xác minh được gửi về, hãy lưu vào một nơi dễ nhớ để sau này sử dụng khi cần.
- Bước 6: Hoàn tất thanh toán phí dịch vụ E visa Việt Nam.
- Bước 7: Kiểm tra lại tình trạng xử lý Visa điện tử cá nhân bằng cách truy cập vào trang web sau vài ngày.
- Bước 8: Sau khi đơn xin cấp thị thực điện tử được chấp thuận, bạn hãy tải xuống vào in Visa ra bản cứng.
- Bước 9: Khi đến cửa khẩu nhập cảnh vào Việt Nam, bạn xuất trình E visa Việt Nam hoặc mã xác minh nhận được trước đó.
Phí xin Visa điện tử Việt Nam hết bao nhiêu?
Chi phí xin E visa Việt Nam 25 đô/người. Khoản phí này sẽ không được trả lại nếu đơn đăng ký xin cấp thị thực điện tử của bạn bị từ chối do thông tin trên thị thực bị sai.
Lưu ý quan trọng khi đăng ký xin cấp E visa Việt Nam:
- Hãy kiểm tra thật kỹ thông tin cá nhân trong đơn xin cấp E visa bởi lệ phí sẽ không được hoàn trả nếu có bất kỳ sai sót nào.
- Tên của cửa khẩu nhập cảnh trên E visa sẽ không thể thay đổi. Do đó, nếu muốn thay đổi thông tin này, bạn sẽ cần phải xin cấp thị thực điện tử mới.
- Thông thường, E visa sẽ được cấp sau khoảng 3 ngày làm việc tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên thời gian cấp có thể sẽ kéo dài hơn nếu lượng người đăng ký lớn hoặc rơi vào vào các ngày nghỉ lễ. Do đó, để được cấp E visa đúng như thời gian mong muốn, bạn nên gửi đơn đăng ký trước 2 tuần đến Việt Nam.
- Thị thực điện tử này không được xin cấp theo nhóm. Mỗi lần đăng ký sẽ tương ứng với một người duy nhất.
Những câu hỏi thường gặp về Visa điện tử Việt Nam
Có cần điền toàn bộ các thông tin được yêu cầu trong tờ khai xin cấp E visa không?
Câu trả lời là không. Bạn chỉ cần hoàn thành những ô thông tin quan trọng được đánh dấu đỏ. Những ô còn lại bạn có thể bỏ trống.
Nếu không biết sẽ nhập cảnh vào Việt Nam bằng cửa khẩu nào thì có thể xin E visa Việt Nam không?
Tất nhiên là không. Bởi khi đăng ký Visa điện tử, bạn sẽ phải cung cấp cụ thể tên cửa khẩu nhập cảnh và thông tin này sẽ không thể thay đổi. Đặc biệt, bạn chỉ được phép vào Việt Nam theo đúng thông tin của khẩu đã khai trước đó. Trường hợp, bạn bay đến Việt Nam nhưng không chắc chắn về tên cửa khẩu nhập cảnh thì có thể cân nhắc về việc xin Visa nhập cảnh tại sân bay Việt Nam.
Thời gian nộp đơn thị thực điện tử tốt nhất?
Thông thường Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam sẽ mất 3 ngày để thụ lý đơn xin cấp Visa điện tử Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế thời gian xử lý đơn có thể sẽ dài hơn do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế tốt nhất, bạn nên nộp đơn xin cấp E visa trước lịch trình đến Việt Nam khoảng 1 đến 2 tuần.
Nếu sở hữu E visa Việt Nam, bạn sẽ có thể vào Việt Nam thông qua những đường nào?
Visa điện tử Việt Nam có hiệu lực ở 33 cửa khẩu khác nhau. Cụ thể tên các cửa khẩu bạn có thể tham khảo ở phần nội dung trước đó đã được cung cấp trong bài viết.
Cách tìm mã đăng ký E visa Việt Nam nhanh nhất?
Sau khi đã hoàn thiện đơn đăng ký xin cấp E visa, bạn sẽ xác minh lại thông tin lần cuối và nhận mã xác nhận. Do mã xác nhận sẽ không gửi về Email cá nhân nên bạn hãy chụp ảnh lại và lưu vào một nơi dễ nhớ nhất để sử dụng khi cần. Lưu ý nếu không có mã này, bạn sẽ không thể xem lại tình trạng E visa của mình cũng như tải xuống bản cứng E visa Việt Nam.
Lời kết
Vừa rồi là những thông tin cụ thể về E visa Việt Nam cũng như cách đăng ký Visa điện tử đúng quy chuẩn. Để xin được Visa điện tử nhanh chóng nhất, bạn hãy lưu ý thật kỹ các thông tin lưu ý quan trọng trong bài viết trên nhé.
Dịch vụ tư vấn xin E-visa Việt Nam
Những khó khăn khi tự xin E-Visa nhập cảnh Việt Nam
Khi tự xin visa nhập cảnh Việt Nam, bạn sẽ gặp phải những khó khăn sau đây:
- Không được hỗ trợ 24/7 các vấn đề về thủ tục hoặc các vấn đề phát sinh
- Mất nhiều thời gian khai thông tin cần thiết do chưa hiểu rõ thủ tục
- Khó có thể xin E-visa trong các trường hợp khẩn cấp
- Không được hoàn lại Lệ phí nếu khai sai thông tin
Hiểu được những bất lợi kể trên của bạn, Visa Việt được ra đời với sứ mệnh giúp khách hàng tránh được những rủi ro không đáng có, tiết kiệm được thời gian và mang về sự hài lòng cho khách hàng và quý doanh nghiệp
Lợi ích nhận được khi sử dụng dịch vụ của Visa Việt
Khách hàng sẽ:
- Tiết kiệm thời gian hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết
- Được hỗ trợ tư vấn 24/7
- Miễn phí tư vấn mọi vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh
- Khách hàng và doanh nghiệp kịp thời nhập cảnh Việt Nam đúng thời hạn để tiếp tục công việc của mình.
Hãy Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận Tư vấn Miễn Phí ngay hôm nay